Những thông tin quý khách hàng cần chuẩn bị khi muốn thiết kế ấn phẩm. Những cấu phần thông tin quyết định quan trọng của thiết kế.
Các bước chi tiết thiết kế, chọn mẫu, chỉnh sửa và hoàn thiện thiết kế kế cuối cùng.
Những thắc mắc về thiết kế dựa trên đặc thù ngành.
Logo đại diện cho toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu. Do đó việc tìm kiếm, xác định thông tin trước khi thiết kế vô cùng quan trọng.
Giới thiệu về doanh nghiệp / thương hiệu Lĩnh vực hoạt động / Sản phẩm – dịch vụ Chiến lược hoạt động (Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi) Thị trường mục tiêu? Mô tả khách hàng tiêu biểu và những lý do họ chọn thương hiệu của bạn Những thông điệp cần truyền tải trong logo Yêu cầu về thời gian Các yêu cầu ràng buộc khác
Việc nghiên cứu về ngành hàng cũng quan trọng như nghiên cứu về bản thân doanh nghiệp. Những thông tin thu được từ quá trình này rất hữu ích. Ví dụ: các doanh nghiệp trong ngành có logo trông như thế nào? Có phải các ngân hàng thường ưu tiên các mầu xanh và đỏ không? Có phải các mầu ấm phù hợp hơn với ngành thực phẩm? Logo của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thường có hình linh vật? Liệu chúng ta cần sự khác biệt hoàn toàn với các doanh nghiệp trong ngành hay vẫn tuân thủ những quy định ngầm của ngành đó? (ví dụ mầu đỏ và trắng là mầu đặc trưng của ngành y tế).
chúng tôi sẽ cần bạn “làm một bài tập về nhà” – đó là điền vào một bản câu hỏi thu thập các thông tin về khách hàng mà chúng tôi đã soạn sẵn. Chúng tôi gọi đó là bản định hướng sáng tạo (hoặc creative brief). Trước khi có bản định hướng sáng tạo này thì sẽ không có mẫu phác thảo logo nào được thực hiện.
Thông thường chúng tôi sẽ có buổi họp giữa bộ phận Account (bộ phận chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng) với nhóm họa sỹ thiết kế để thảo luận về các thông tin khách hàng cung cấp, làm rõ và bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trong bản định hướng sáng tạo
Có phải các ngân hàng thường ưu tiên các mầu xanh và đỏ không? Có phải các mầu ấm phù hợp hơn với ngành thực phẩm? Logo của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thường có hình linh vật? Liệu chúng ta cần sự khác biệt hoàn toàn với các doanh nghiệp trong ngành hay vẫn tuân thủ những quy định ngầm của ngành đó? (ví dụ mầu đỏ và trắng là mầu đặc trưng của ngành y tế).
Đến đây, khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng, các yêu cầu sáng tạo, đặc trưng ngành nghề kinh doanh… chúng tôi đã có thể bắt tay vào phác thảo phương án thiết kế.
bài thuyết trình ý tưởng logo giúp bạn hiểu về ý nghĩa tác phẩm. Thuyết trình ý tưởng logo thường bao gồm việc phân tích ý nghĩa logo, chỉ ra nguồn gốc cảm hứng sáng tạo, chỉ ra quá trình phát triển từ trực quan đến trừu tượng hóa …
Tiến hành làm việc các cơ quan nhà nước, pháp luật để đăng ký bảo hộ thương hiệu.
1 – Bạn muốn mô tả dịch vụ? Sản phẩm của mình như thế nào?
2 – Mục tiêu dài hạn của công ty là gì?
3 – Tại sao bạn muốn có một logo (hay website ) mới (nếu họ đã có cái đầu tiên ) và mong muốn của họ của logo (website ) mới là gì?
1 – Bạn đã có 1 câu chữ thuyết minh cho sản phẩm chưa? Và bạn muốn để nó cùng logo hay website chứ?
2 – Bạn đã suy nghĩ đến hình ảnh cụ thể nào cho logo của bạn chưa?
3 – Sở thích màu sắc của bạn là gì? Hoặc bạn có thích màu sắc thương hiệu hiện tại ko?
4 – Màu sắc gì mà bạn ko muốn sử dụng trong logo của mình?
5 – Bạn muốn mô tả điều gì trong logo của bạn?
6 – Thông điệp mà bạn muốn truyền đạt cho người xem là gì?
7 – Bạn muốn logo thể hiện hình ảnh gì?
8 – Bạn muốn logo được diễn đạt hay viết ra?
9 – Logo bạn sẽ được sử dụng trong trường hợp nào? In ấn, web v..v
10 – Thời hạn mà bạn mong muốn hoàn thành sản phẩm là bao lâu?
11 – Ngân sách bạn dành cho sản phẩm là bao nhiêu?
12 – Bạn muốn có dịch vụ thiết kế đi kèm ko? Ví dụ card, bì thư …
13 – Những biểu tượng mà bạn cho là nó hấp dẫn với bạn, và tại sao như thế ?
4 – Đối thủ cạnh tranh chính của bạn là những ai? (điều này giúp cho bạn có những nhận xét và cảm quan tốt hơn về thị trường và môi trường cạnh tranh của họ ).
5 – Làm thế nào để sản phẩm của bạn khác với đối thủ cạnh tranh của bạn?
6 – Độ tuổi khách hàng mà bạn muốn phục vụ là gì? ( giúp bạn tạo ra một cảm giác tổng thể về ấn tượng của người xem khi thấy logo/website).
Chúng tôi không thể cam đoan mọi thiết kế đều làm bạn hài lòng. Nhưng nếu ngay sau một lần gửi mẫu không đạt được sự nhất trí, các phương pháp sau đây được sử dụng:
– Thay đổi nhóm họa sỹ thiết kế ban đầu
– Thống nhất lại bản tiêu chí ban đầu kèm theo bảng điểm cho từng tiêu chí.
– Đề xuất lại phương án tiếp theo.
Sự sáng tạo đòi hỏi niềm đam mê và quyết tâm đến cùng. Chúng tôi tin rằng sẽ không dừng lại trước bất kể trở ngại nào.
hoặc download sách hướng dẫn